Dưới đây là những laptop hội tụ đầy đủ các tính năng trên tốt nhất do forbes.com “gợi ý” cho sự lựa chọn của bạn.
1. Lenovo ThinkPad SL400
Máy có giá bán trên thị trường khoảng 600 USD (khoảng 11 triệu đồng). Máy có thiết kế bền, rắn chắc cùng bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo cho tốc độ xử lý cao. Màn hình hiển thị 14,1 inch đủ lớn cho mắt bạn cảm tháy thoái mái mà cũng vừa đủ trong một thiết kế nhỏ gọn cho sự di chuyển trong khi làm việc.
SL400 cho phép người dùng tháo ổ quang ra dễ dàng bằng tay tạo điều kiện thuật lợi khi muốn thay 1 ổ quang khác. Thêm vào đó, Lenovo tích hợp cho ThinkPad SL400 những tính năng bảo vệ cao như hệ thống bảo vệ chủ động (APS), khôi phục và lưu dữ liệu chỉ với một phím tắt, tự động sửa chữa tập tin hệ thống quan trọng bị hỏng System Repair, sao lưu dữ liệu.
Mặc đù trọng lượng 5.5 pound (khoảng 2,4kg) là điểm hạn chế của ThinkPad SL400 nhưng chắc chắn người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi giải quyết công việc trên máy này.
2. Asus P30A
Nổi tiếng với các dòng máy netbook giá rẻ có thiết kế hấp dẫn, Asus “tấn công” vào thị trường laptop dành cho doanh nghiệp với P30A “siêu di động”. Asus P30A duy trì trọng lượng và kích cỡ tương tự một chiếc netbook nhưng lại mang đến khả năng xử lý công việc mạnh mẽ với bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo và màn hình LCD 13,3 inch ứng dụng công nghệ LED độ phân giải 1.366 x 768 pixel.
Khung máy được tạo nên từ hợp kim Ma- giê sẽ giúp người dùng không cần lo lắng khi có va đập trong khi di chuyển. Thêm vào đó, chế độ bảo mật bằng vân tay sẽ ngăn ngừa thất thoát dữ liệu.
Người dùng có thể lựa chọn mẫu có ổ cứng dung lượng 320 GB hay 250 GB. Máy hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1, Wi-Fi, 3G, webcam 1,3 megapixel webcam, đầu cắm kết nối HDMI và một ổ ghi DVD. Máy có kích cỡ 32,3 x 23,2 x 2,61cm với trọng lượng 1,5kg bao gồm cả pin.
3. Sony VAIO Z-Series
Được thiết kế cho người dùng sử dụng laptop trên “mỗi bước đi”, VAIO Z-Series chỉ nặng khoảng 1,5 kg và màn hình 13 inch ứng dụng công nghệ hiển thị mới cho độ phân giải lên tới 1.600 x 900 pixel thay vì 1.280 x 800 pixel như ở các mẫu máy thông thường.
Sony VAIO Z-Series là sự hòa trộn thiết kế của phong cách “bắt mắt” của Sony và thiết kế cứng cáp. Hệ thống bảo vệ chống sốc "G-Sensor" sẽ hạn chế rủi do mất dữ liệu khi gặp va đập không mong muốn khi đang di chuyển cho người dùng. Giá máy có thể hơi “cứng”, 1.800 USD (khoảng 32 triệu đồng) nhưng với bộ vi xử lý Intel Centrino Core 2 Duo, Sony VAIO Z-Series sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho các doanh nhân lựa chọn laptop cho những chuyến đi công cán của mình.
" alt=""/>Laptop nào cho các chuyến công du?
Buổi thi môn Ngoại ngữ tại Đắk Lắk có 18.729 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, tiếng Anh 18.690 thí sinh, tiếng Pháp 26 thí sinh, tiếng Nhật 10 thí sinh và tiếng Trung 3 thí sinh.Đây là trường hợp đầu tiên vi phạm quy chế tại tỉnh Đắk Lắk, những môn thi trước đều nghiêm túc không có thí sinh và giám thị vi phạm quy chế.
Số thí sinh tham dự môn thi Ngoại ngữ có 18.653 (đạt 99,59%), vắng 76 thí sinh của môn tiếng Anh. Ngoài thí sinh vi phạm quy chế, trong môn thi chiều nay không có giám thị vi phạm quy chế.
Trùng Dương
Vừa thi xong môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, nam sinh ở Quảng Nam về nhà ăn cơm để chuẩn bị đi thi tiếp, thì đau đớn chứng kiến cảnh cha cầm dao đâm chết mẹ.
" alt=""/>Một thí sinh Đắk Lắk bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thi THPT quốc giaĐọc bài viết "Chuyện ở trường phổ thông có 60% giáo viên là hợp đồng", tôi có 8 băn khoăn xin được chia sẻ.
![]() |
Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa |
1. Mô hình trường công lập tự chủ tài chính toàn phần thật ra là trường công lập hay tư thục? Tôi hiểu, để tự chủ tài chính một phần hay toàn phần thì nguồn thu chủ yếu là học phí do người học đóng. Học phí ở các trường công lập tự chủ này chắc chắn sẽ sao hơn hẳn so với học phí của các trường công lập được cấp 100% kinh phí để hoạt động. Vậy nếu gọi trường phổ thông hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính là trường công lập có ổn không?
2. Đánh giá giáo viên tại Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa – Hà Nội gồm 25 tiêu chí. Vậy đánh giá công chức, viên chức (theo quy định của Bộ Nội vụ) và đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trường có đánh giá không? Nếu có, thực hiện như thế nào? Nếu không thì vì sao?
3. Mỗi năm hai lần, trường lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về tất cả hoạt động giáo dục liên quan đến giáo viên, cán bộ, nhân viên kể cả hiệu trưởng. Muốn đánh giá chính xác và trung thực thì nhà trường đã chia sẻ thông tin về các hoạt động giáo dục của đơn vị đến phụ huynh, học sinh như thế nào?
4. Trả lương theo năng lực giáo viên, nhân viên nhưng ai đánh giá, thẩm định? Cơ sở để đánh giá năng lực dựa vào đâu? Quy trình thực hiện ra sao? Và nếu có thể, xin nhà trường thông tin mức thu học phí hàng tháng là bao nhiêu? Mức lương bình quân của giáo viên, ban giám hiệu là bao nhiêu?
5. 60% giáo viên tại trường THPT Phan Huy Chú làm việc theo chế độ hợp đồng. Quyết định số lượng giáo viên cần thiết để hợp đồng thuộc thẩm quyền của hiệu trưởng hay vẫn căn cứ vào biên chế mà Sở GD-ĐT Hà Nội giao cho đơn vị hàng năm? Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho 60% giáo viên này thực hiện hàng năm như thế nào? Hội đồng trường có thành lập hay không? Nếu có xin giới thiệu cách thức hoạt động (của Hội đồng trường) trong điều kiện trường tự chủ tài chính toàn phần?
6. Qua bài viết, tôi được biết có những giáo viên hợp đồng tới 15 – 20 năm “vẫn miệt mài làm việc, miệt mài đổi mới sáng tạo...”. Vậy lãnh đạo nhà trường đã có những biện pháp gì để ghi nhận, động viên, ngợi khen những đóng góp của số giáo viên ấy? Lẽ thường, làm tốt ai cũng mong muốn được khen và được thăng tiến trong nghề nghiệp. Không lẽ mãi làm "tốt" và sẵn sàng chấp nhận ngày hai buổi đến trường với... hợp đồng làm việc? Hợp đồng số giáo viên này là hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn?
7. 40% biên chế trong trường THPT Phan Huy Chú thuộc về ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán.... Có thể thấy số này khá an toàn và được bảo toàn trong quá trình thực thi hoạt động quản lý, giảng dạy (tựa như định luật Bảo toàn năng lượng). Đây là một lợi thế rất lớn, họ yên tâm để làm việc, cống hiến, hưởng thụ. 60% còn lại có tâm tư hay không? Có muốn phấn đấu tốt để được vào biên chế hay không khi mà việc vào biên chế đồng nghĩa với việc có thể sẽ được đứng vào hàng ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu?
8. Trường công lập, giáo viên là viên chức vì thế quản lý phải tuân theo Luật viên chức. Vậy với nhà giáo làm việc tại trường trước ngày 01/7/2003; từ 01/7/2003 đến 01/01/2012 và từ sau 01/01/2012 hợp đồng làm việc được trường THPT Phan Huy Chú thực hiện như thế nào?
Mấy băn khoăn xin được gửi đến báo Vietnamnet và Trường THPT Phan Huy Chú, mong nhận được hồi đáp.